Trong thời đại công nghệ số, việc có một trang web chuyên nghiệp không chỉ là một công cụ quảng cáo mạnh mẽ, mà còn là yếu tố quyết định trong việc thu hút và giữ chân khách hàng trong ngành vận tải và logistic. Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp này, việc có một trang web hiện đại và tiện ích là cực kỳ quan trọng. Dưới đây là một số bước chi tiết mà các doanh nghiệp vận tải và logistic cần thực hiện khi muốn thiết kế một trang web chuyên nghiệp:
I. Lợi ích của việc thiết kế website Logistic
Nâng cao uy tín với khách hàng: Logistics là lĩnh vực vận tải đặt sự tin tưởng của khách hàng lên hàng đầu. Vì thế, thiết kế website Logistics cung cấp đầy đủ thông tin giới thiệu về doanh nghiệp, giúp gia tăng uy tín với của bạn với đối tác.
Quảng bá thương hiệu hiệu quả: Website là một công cụ đơn giản để quảng bá hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp đến với đối tác, khách hàng. Một trang web chuyên nghiệp không bị giới hạn về không gian, thời gian, có thể giới thiệu, quảng bá mọi thứ 24/7.
Giới thiệu đầy đủ tất cả dịch vụ: đây là nơi giới thiệu đầy đủ, rõ ràng và chi tiết các dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Bạn có thể sử dụng nội dung bài viết kết hợp hình ảnh, video để thể hiện chân thực nhất dịch vụ của mình, giúp khách hàng nắm bắt thông tin nhanh chóng.
Website Logistic hỗ trợ tìm kiếm khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp phát triển hơn.
Công cụ quan trọng phục vụ kinh doanh: toàn bộ thông tin về các dịch vụ, mã vận đơn,…. được thể hiện đầy đủ, hệ thống trên website
Tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với các giải pháp quảng cáo so với truyền thống.
Nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh so với đối thủ trên thị trường
II. Cấu trúc website Logistic thế nào là chuẩn ?
Khi thiết kế website Logistic cần đảm bảo trang web có đầy đủ các thành phần cơ bản sau:
• Trang chủ: Những block sơ lược về công ty, dịch vụ, lợi thế cạnh tranh của công ty. Kèm theo đó là các tin tức trong ngành, đánh giá của khách hàng và logo của đối tác.
• Giới thiệu: Thông tin chi tiết về công ty (lịch sử, tầm nhìn, sứ mệnh), hồ sơ năng lực, đội ngũ nhân sự và đối tác tiêu biểu.
• Dịch vụ: Chia thành trang tổng và trang con. Trong đó, trang tổng giới thiệu chung các dịch vụ. Riêng trang con mô tả chi tiết dịch vụ cụ thể, minh họa bằng hình ảnh sinh động. Trên web Logistics thường có các dịch vụ như: vận tải, kiểm đếm, lưu kho, dán nhãn hàng hóa, phân phối, thủ tục hải quan…
• Tin tức: Cung cấp các thông tin nội bộ, tin trong ngành, bài viết chia sẻ thông tin kiểu tư vấn (phục vụ tốt cho việc SEO).
• Liên hệ: Cung cấp đầy đủ địa chỉ, email, hotline, số fax của trụ sở chính, các chi nhánh và cả văn phòng giao dịch. Có thể bổ sung thêm bản đồ và form liên hệ vào để tăng độ tin cậy.
• Các trang khác: Tùy nhu cầu doanh nghiệp mà thiết kế thêm trang đăng nhập, đăng ký, tuyển dụng, thông tin cổ đông, quy định doanh nghiệp.
Lưu ý :
Khi thiết kế website Logistic, doanh nghiệp cần thực hiện trang web đa ngôn ngữ, gồm tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hoa,… và một số ngôn ngữ phổ biến khác. Bởi Logistic là ngành mang tính quốc tế cao.
Ngoài ra, khi đi vào hoạt động chuyên nghiệp, doanh nghiệp có thể nâng cấp thêm một số tính năng như:
Tracking: Phần mềm kiểm tra lịch trình để dõi các lô hàng trên đường vận chuyển. Phần mềm này có thể cung cấp tài khoản để chủ hàng tự kiểm tra tình trạng hàng hóa. Tính năng này đặc biệt phù hợp với các công ty chuyển phát nhanh, vận chuyển hàng không, hãng tàu, giao nhận vận tải quốc tế.
Lịch tàu: Tính năng dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lịch vực vận chuyển hành khách. Việc cập nhật lịch trình các chuyến tàu giúp khách hàng dễ đặt chỗ, tra cứu khi cần.
Lịch đóng hàng ghép container (LCL): Dành cho khách hàng có những lô hàng nhỏ muốn xem lịch trình để ghép chung container với lô hàng khác cùng tuyến đường vận chuyển.
Thuật ngữ, danh bạ, hệ thống văn bản của chuyên ngành Logistic: Đây là những tiện ích quan trọng giúp phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo nên lợi ích khác biệt của doanh nghiệp so với đối thủ.
III. Các chức năng cần thiết khi thiết kế website Logistic
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những nhu cầu nhất định khi thiết kế website Logistic để lựa chọn tính năng phù hợp. Tuy nhiên cần đảm bảo tích hợp những tính năng cơ bản sau:
• Trang chủ: Giới thiệu chung về website gồm banner, logo, mạng xã hội, thông tin liên hệ, chatbox, các dịch vụ chính, hình ảnh doanh nghiệp, bài viết giới thiệu, tìm kiếm từ khóa, thông tin tra cứu,…
• Giới thiệu: Bài viết giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển, hồ sơ năng lực, đội ngũ nhân sự, cơ cấu doanh nghiệp,… Mỗi bài viết đều cần có hình ảnh rõ nét, nội dung ngắn gọn súc tích, thể hiện được đầy đủ nội dung về doanh nghiệp.
• Dịch vụ: Danh sách tất cả dịch vụ mà doanh nghiệp Logistic đang cung cấp. Bài viết cần thể hiện chi tiết, tiêu đề dịch vụ, hình ảnh minh họa, mô tả đầy đủ thông tin về dịch vụ.
• Tin tức: Cung cấp các tin tức chuyên ngành, tin tức thời sự, bài viết chia sẻ, tư vấn…
• Liên hệ: Thông tin bao gồm địa chỉ, email, hotline, bản đồ,… để khách hàng liên hệ
• Bảng giá: Cụ thể hóa bảng giá dịch vụ để khách hàng nắm thông tin chính xác
• Đăng ký dịch vụ: Đặt form để khách hàng đặt lịch dịch vụ tùy theo nhu cầu
• Mã vận đơn: Phục vụ việc tra cứu thông tin đơn hàng theo mã vận đơn mà doanh nghiệp đã cung cấp.
• Bảo mật SSL: Có nhiệm vụ bảo mật mã hóa đường truyền, nâng cao tính bảo mật dữ liệu web và gia tăng sự tin cậy của khách hàng khi truy cập vào trang web.
• Responsive: Tính năng đảm bảo website tương thích với mọi thiết bị di động khi hiển thị
• Ngôn ngữ: Đa ngôn ngữ giúp khách hàng ngoại quốc dễ dàng truy cập website theo ngôn ngữ mà họ lựa chọn.
IV. Lựa chọn đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp, uy tín tại Tiền Giang